SSD chuyên dụng server (enterprise) khác gì ssd thông thường (consummer)
Ổ cứng SSD là mộ bộ nhớ dạng rắn được biết đến và ứng dụng bởi tốc độ xử lý dữ liệu nhanh chóng của nó. Những năm gần đây, ổ cứng SSD đang giảm giá nên ngày càng được quan tâm đặc biệt. Xét về chức năng sử dụng, ổ cứng SSD được chia thành hai loại là ổ cứng SSD chuyên dùng cho server (enterprise) và ổ cứng thông thường (consummer). Đây là hai hình thức ổ cứng tưởng chừng giống nhau nhưng lại có rất nhiều điểm khác nhau đặc biệt là về giá thành. Chúng ta cùng tìm hiểu xem liệu SSD chuyên dụng server (enterprise) khác gì ssd thông thường (consummer) để đưa ra được quyết định lựa chọn ổ cứng cho việc sử dụng của mình.
1. Độ bền
Để test về độ bền thì ổ cứng SSD chuyên dụng server thường được test trên môi trường datacenter, còn ổ cứng SSD consummer được test trên môi trường người tiêu dùng. Kết quả từ nhiều cuộc khảo sát cho thấy SSD Consumer khó có thể duy trì được khả năng chịu tải nặng liên tục trong môi trường Datacenter như ổ cứng SSD Server.
Khi sản xuất ổ cứng SSD, để tăng dung lượng của ổ cứng thì các nhà sản xuất phải tăng lượng bit trong mỗi cell, tuy nhiên việc làm này lại rút ngắn đi tuổi thọ của ổ cứng. Thường ổ cứng SSD Consumer được sử dụng chuẩn công nghệ TLC với 3 bit trên mỗi cell, hoặc hiện nay có công nghệ QLC với 4 bit trê mỗi cell, còn ổ cứng SSD Server sử dụng công nghệ SLC với một bit trên mỗi cell hoặc MLC 2 bit trên mỗi cell.
Như vậy, hai loại ổ cứng SSD Consumer và SSD Server được sản xuất cho hai môi trường làm việc với những đặc thù khác nhau nên độ bền cũng khác nhau. Khi chúng ta không thể sử dụng đúng loại ổ cứng SSD phù hợp thì lúc đó tuổi thọ của ổ cứng sẽ giảm nhanh chóng.
2. Về hiệu suất và tốc độ
Về hiệu suất: Các loại ổ cứng SSD chuyên dụng server hoặc ổ cứng Consumer đều được thiết kế với một hiệu suất phù hợp nhất. Thông thường, hiệu suất của ổ cứng SSD Server sẽ có hiệu suất cao hơn và sử dụng được trong một thời gian dài hơn.
Về tốc độ: hai ổ cứng này được thiết kế với tốc độ không giống nhau ngay cả khi thiết kế của ổ cứng SSD Server và ổ cứng SSD Consumer giống nhau thì tốc độ của chúng vẫn khác nhau. Ổ cứng SSD Server (Enterprise) chắc chắn được xếp hạng cho số chu trình cao hơn. Với ổ cứng SSD, một phần dung lượng của ổ cứng được sử dụng, phần còn lại được đặt sang một bên để sử dụng cho bộ điều khiển flash. Phần dung lượng này được sử dụng làm kho dự phòng để kéo dài cho tuổi thọ của biến tần. Ổ cứng SSD Server sẽ có khối dung lượng ổ cứng dự phòng lớn hơn ổ cứng SSD Consumer nên việc sử dụng ổ cứng SSD chắc chắn sẽ có tốc độ nhanh hơn. Và đặc biệt, SSD Consumer có tốc độ giảm theo dung lượng sử dụng, trong khi SSD Server tốc độ luôn được duy trì ở một mức độ ổ định nhất.
Về tính năng bảo mật dữ liệu ở ổ cứng SSD Server sẽ cao hơn ổ cứng SSD Consumer. Do ổ cứng SSD thường cso vùng chứa bộ nhớ đệm nhỏ hoặc bộ nhớ cache để chứa data trước khi lưu xuống đĩa, khi một dữ liệu được ghi xuống và có một sector không đọc được, lúc này, ổ cứng SSD Server có thể dành ra thời gian khôi phục lại khu vực bị mất đó, điều mà không phải ổ cứng SSD Consumer nào cũng có thể làm được.
Việc phân biệt sự khác nhau giữa ổ cứng SSD chuyên dụng server (enterprise) và ổ cứng thông thường (consummer) sẽ giúp cho người dùng lựa chọn được đúng thiết bị ổ cứng thích hợp cho mục đích sử dụng của mình. Cùng một thiết kế, nhưng giá thành của ổ cứng SSD Server có thể cao hơn gấp đôi hoặc thậm chí gấp 3 lần, bởi thế nên những người dùng cá nhân nên lựa chọn ổ cứng SSD Consumer để tiết kiệm chi phí, còn những doanh nghiệp thì không nên quá tiết kiệm mà lựa chọn ổ cứng SSD Consumer sẽ khó có thể ổn định trong môi trường datacenter.
Như vậy, chúng ta có thể giải thích được thắc mắc SSD chuyên dụng server (enterprise) khác gì ssd thông thường (consummer), về thiết kế chúng không có sự khác nhau là mấy nhưng về tính năng sử dụng thì chúng thực sự có nhiều điểm khác biệt mà người tiêu dùng cần phải biết để lựa chọn theo đúng chức năng sử dụng của mình để có được hiệu quả cao nhất.
13.199 Thoughts to “SSD chuyên dụng server (enterprise) khác gì ssd thông thường (consummer)”